Dự án đầu tư sản xuất viên nén gỗ – nhiên liệu sinh khối

  • Bối cảnh chung:

Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn  thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Viên nén từ Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 3,2 triệu tấn. Gần 100% lượng viên nén từ Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện tại các quốc gia này. Nhu cầu tiêu thụ viên nén trên thế giới tiếp tục tăng  khoảng 250% trong thập kỷ tới, đạt con số 36 triệu tấn từ con số 14 triệu tấn năm 2017, với nhu cầu mở rộng chủ yếu tại các nước Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này cho thấy ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Các con số thống kê về lượng và giá trị xuất khẩu được nhóm nghiên cứu của Forest Trends và các hiệp hội gỗ tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các con số về lượng cung và các nhà máy sản xuất được trích dẫn từ nguồn dữ liệu điều tra của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2019 và từ khảo sát nhanh của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt NAm (VIFOREST) vào tháng 3 năm 2021.

 

  • Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam

Lượng và giá trị viên nén xuất khẩu từ Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Trong giai đoạn này, lượng xuất khẩu tăng trên 18,2 lần từ khoảng 175,5 tấn lên 3,2 triệu tấn; giá trị xuất khẩu tăng trên 15,3 lần, từ gần 23 triệu USD lên 351 triệu USD.

Năm 2021, lượng viên nén gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. 

Chỉ trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu viên nén gỗ đạt gần 3,5 triệu tấn, với giá trị 542,3 triệu USD, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

 

  • Giá viên nén xuất khẩu

Giá xuất khẩu từ từ 2015 đến 2022 có xu hướng tăng, giảm và đặc biệt tăng trong 6 tháng đầu năm 2022 (Hình 6 và Hình 7).

Giá xuất khẩu viên nén cũng đã tăng rất mạnh trong nửa đầu năm 2022, vọt lên bình quân gần 150 USD/tấn, tương đương tăng hơn 27% so với mức giá bình quân năm 2021. TS, Tô Xuân Phúc nhận định: Lượng và giá viên nén xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu là do nhu cầu sử dụng viên nén tại các nước EU tăng đột biến.

“Các nước EU quay lưng lại với nguồn khí đốt từ Nga khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, dẫn đến viên nén nhập khẩu đang được sử dụng để thay thế cho nguồn cung khi đốt đã mất đi này. Cầu và giá viên nén tại EU tăng cao, tạo ra sức hút từ các nguồn cung lớn đặc biệt là từ Mỹ – quốc gia xuất khẩu viên nén lớn nhất trên thế giới”,

Hình 1. Lượng và giá trị viên nén xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2013-2020

 

  • Thị trường xuất khẩu

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu viên nén nhiều nhất của Việt Nam, với lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 100% tổng lượng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam

 

  • Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

Hình 4. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu theo quy mô năm 2020

Ghi nhận của Tổng cục Hải Quan cho thấy năm 2020 có 74 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng nhẹ từ 72 doanh nghiệp năm 2018. Trong năm 2020, số các doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn (lượng xuất khẩu trên 50.000 tấn/doanh nghiệp) là 17 doanh nghiệp, tương đương trên 23%). Lượng doanh nghiệp có quy mô vừa (lượng xuất từ 20,000 – 49.000 tấn/doanh nghiệp) là 10 doanh nghiệp, chiếm 13,5%, còn lại là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 20.000 tấn/doanh nghiệp).

Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2019 và của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho thấy cả nước có khoảng 80 nhà máy sản xuất viên nén, với công suất khoảng gần 4,5 triệu tấn, trong đó chủ yếu tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, tiếp đến là vùng Đông Bắc (Hình 5).

Tuy nhiên các con số trong Hình 5 này chưa bao gồm các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp sản xuất viên nén cho thấy các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể lên tới con số 300. Thực tế, con số này đến nay chưa được kiểm chứng.

  • Nguồn nguyên liệu cho sản xuất viên nén – nhiên liệu sinh khối

Nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén chủ yếu được sử dụng từ gỗ phụ phẩm như mùn cưa, dăm bào, cành ngọn của gỗ rừng trồng (keo, bạch đàn, cao su), cây phân tán… Nguồn nguyên liệu này được đưa vào quá trình ép dưới áp lực cao để tạo ra sản phẩm. Một số nguồn tin cho biết các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ ở các địa phương mua bất kỳ nguồn gỗ nguyên liệu nào từ các hộ dân để sản xuất. Các hoạt động thu mua này thường được thực hiện qua hệ thống các đại lý. Một số doanh nghiệp lớn có nguồn nguyên liệu rừng trồng, bao gồm cả nguồn rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).

Viên gỗ nén đã được công nhận là một trong những loại nguyên liệu cung cấp năng lượng sinh khối hiệu quả nhất hiện nay. Vậy, những loại nguyên liệu làm viên gỗ nén được làm từ những nguyên liệu nào?

Về lý thuyết, viên gỗ nén có thể được làm từ bất kỳ loại vật liệu hữu cơ nào, từ mùn cưa, dăm gỗ, vỏ cây, cành cây, gỗ thải trong chế biến gỗ cho tới tàn dư cây trồng và các vật liệu sinh khối dễ cháy khác cũng là nguyên liệu quan trọng. Đối với các loại nguyên liệu khác nhau, giá trị năng lượng và tốc độ cháy của viên gỗ nén cũng khác nhau.

  • Mùn cưa, bột gỗ

Đây là nguyên liệu lý tưởng nhất để sản xuất viên gỗ nén. Mùn cưa có kích thước phù hợp, khả năng kết dính tốt. Viên nén mùn cưa có bề mặt mịn và độ cứng cao. Trong các nhà máy sản xuất viên nén gỗ, vật liệu như mùn cưa, bột gỗ, dăm gỗ, bào gỗ là nguyên liệu phổ biến nhất và cũng mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Cỏ

Viên nén cỏ thường được chế tạo thành thức ăn chăn nuôi, đôi khi là viên nén sinh khối. Viên nén cỏ có chỉ số năng lượng giống viên nén mùn cưa nhưng dư lượng tro lại cao hơn. Do cỏ tươi thường có hàm lượng nước cao, vì vậy, nó cần trải qua quy trình sấy khô để đạt tiêu chuẩn làm viên nén.

 

  • Cỏ linh lăng

Cỏ linh lăng phát triển nhanh và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Nó có thể được thu hoạch từ 4 – 12 lần/năm. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cỏ linh lăng là một loại thức ăn tuyệt vời cho động vật. Làm viên nén cỏ linh lăng làm cho nó trở nên ngon miêng và dễ tiêu hóa hơn cho động vật.

  • Trấu

Việt Nam có sản lượng lúa hàng năm vào hàng top của thế giới. Đồng nghĩa với đó là số lượng trấu không lồ. Nhưng chúng lại thường bị đốt bỏ một cách lãnh phí. Giá trị năng lượng của trấu bằng 1/2 than và 1/3 dầu diesel nhưng chi phí của nó lại thấp hơn các loại vật liệu này nhiều. Do đó, nó trở thành một trong những nguyên liệu phổ biến để làm viên gỗ nén.

  • Rơm rạ

Làm viên nén rơm thân thiện với môi trường hơn là đốt cháy trực tiếp. Rơm rạ có hàm lượng cellulose và lignin cao. giá trị năng lượng cao và hàm lượng nước thấp.

  • Giấy thải

Giấy thải rất phổ biến trong gia đình, trường học, cửa hàng, đường phố… Giấy được làm từ gỗ và mùn cưa. Chúng chiếm nhiều không gian và còn dễ bị ẩm hoặc bắt lửa. Sử dụng giấy bỏ đi để làm viên nén làm tăng mật độ và thống nhất kích thước, giải quyết ỗ nhiễm và còn tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

  • Vỏ trái cây

Vỏ trái cây là sản phẩm phụ của cọ dầu, có rất nhiều ở Đông Nam Á. Nó có khối lượng lớn, với hàm lượng cellulose và lignin cao, là một nguyên liệu tuyệt vời để sản xuất viên nén. Nhưng nó cần được sấy khô và nghiền nát trước khi ép viên.

Lá, hãy chính xác hơn là lá khô có thể dễ dàng thu gom trong mùa thu và mùa động. Lá có hàm lượng chất xơ và giá trị năng lượng cao. Chúng dễ dàng để làm sạch và sản xuất viên gỗ nén. Viên nén lá có chi phí thấp với ít khói hoặc tro thải.

  • Yêu cầu đối với nguyên liệu làm viên gỗ nén
  • Độ ẩm: Từ 14% – 20%

Vật liệu khô rất khó bị mốc, trong khi vật liệu ẩm làm cho viên gỗ lỏng lẻo. Để giữ nguyên liệu có độ ẩm phù hợp, các nhà máy sử dụng máy sấy khô.

  • Kích thước nguyên liệu: dưới 5mm

Kích thước nguyên liệu cần phải nhỏ hơn đường kính của viên nén, thường là 6mm, 8mm (ưa thích 6). Kích thước nguyên liệu lớn có thể làm kẹt máy ép viên hoặc giảm chất lượng viên nén. Các nhà máy sản xuất viên nén gỗ sử dụng máy nghiền, máy băm gỗ để xử lý kích thước vật liệu.

  • Có cần chất kết dính không?

Bạn không cần thêm chất kết dính khi làm viên nén gỗ bởi Lignin chính là chất kết dính tự nhiên, nó sẽ tan chảy trong quá trình tạo viên nén và kết dính các nguyên liệu với nhau. Tuy nhiên, một số loại nguyên liệu như trấu chứa ít chất này, vì vậy, bạn có thể phải thêm chất kết dính hoặc trộn chúng với các nguyên liệu khác để cải thiện lực dính.

Trên đây là chia sẻ về một số nguyên liệu làm viên gỗ nén phổ biến và các yêu cầu đối với nguyên liệu thô làm viên nén gỗ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về viên gỗ nén cũng như quy trình chuẩn bị và tạo ra nguyên liệu sinh khối hữu ích này.

 

  • Phân loại theo EN Plus:


  • Phân loại theo Châu á:
TT Tiêu chuẩn Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Ghi chú
1 Độ dài 3-4cm 3-4cm 3-4cm 3-4cm 3-4cm
2 Độ ấm (%) <8 <8 <10 <10 <10
3 Độ tro (%) <1,7 2-3 3-4 >4 >4
4 Nhiệt lượng Caloric (Kcal/kg) 4.000 – 4.800
5 Độ đặc khối

(Kg/m3)

600 – 750
*/ Một số chú ý: 

https://thuvientieuchuan.org/cac-cau-hoi-ve-tieu-chuan-vien-nen-go-enplus/#TIEU_CHUAN_VIEN_NEN_GO_ENPLUS_LA_GI 

  1. Tiêu chuẩn xuất Âu
  • Xu hướng thay thế bền vững:

Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70%, nhưng giá thành chỉ bằng 50-70%; còn so với dầu DO, nhiệt viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30%, cứ 2 kg viên gỗ nén thì bằng 1kg dầu DO; so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá. Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí cacbonic là cực thấp, đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau  khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón  cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ.

Hơn thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho mục đích sưởi ấm trên thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước có khí hậu lạnh như châu Âu và các nước vùng Đông Bắc Á. Tuy nhiên, giá dầu tăng cao, nguồn nhiên liệu than không đủ đáp ứng nhu cầu; Đặc biệt Châu Âu đã có quyết định đến hết 2030, sẽ không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Than đá và dầu DO), đòi hỏi phải có một nguyên liệu mới  thay thế, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, viên nén chất đốt (wood pellets) ra đời,  hội  tụ nhiều ưu điểm vượt trội đã được kiểm chứng cũng như được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Viên nén sinh khối (wood pellets) sẽ thực hiện sứ mệnh thay thế nhiên liệu hóa thạch, sẽ có nhu cầu rất lớn và bền vững, đây là cơ hội cho các nước có điều kiện phù hợp cho việc đầu tư sản xuất, thực tế Việt Nam là nước hiếm hoi hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi cho phát triển sản phẩm năng lượng sạch này.

  • Một số khía cạnh cần quan tâm:

Ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén ở Việt Nam mới được phát triển trong một thập kỷ gần đây, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu phát triển điện sinh học tại Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ sau thảm động đất và sóng thần. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại các quốc gia này liên tục tăng, là động lực cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam mở rộng.

Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam hiện tại đang tiểm ẩn một số vấn đề. Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát, điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng bộ, thậm chí sản phẩm có chất lượng kém; điều này đẩy giá xuất khẩu xuống thấp. Nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, với nguồn nguyên liệu đầu vào có thể được thu lượm từ các cây, cành nhỏ từ rừng. Hiện cũng đang tồn tại một số thông tin cho rằng có hiện tượng pha trộn lẫn giữa nguồn nguyên liệu có chứng chỉ FSC và nguồn khác trong một số cơ sở sản xuất, mặc dù sản phẩm xuất khẩu được khai báo là các sản phẩm có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Các thông tin này cần được kiểm chứng một cách đầy đủ trong thời gian tới.

Thứ hai, mặc dù đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng, sản xuất và xuất khẩu viên nén chưa nhận được sự quan tâm cần thiết của cơ quan quản lý. Hiện tại khâu sản xuất và xuất khẩu phát triển theo hướng tự phát, mạnh ai người ấy làm. Thiếu quản lý và giám sát, phát triển tự pháp dẫn đến tình trạng chất lượng không đồng bộ và một số vấn đề như đề cập ở trên. Giá bán có xu hướng giảm là kết quả trực tiếp của nguyên nhân này.

Thứ ba, hiện chưa có cơ chế kết nối các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong ngành, chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tình trạng cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào, cạnh tranh giá cả, người mua… đã và đang diễn ra giữa các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các cơ sở quy mô nhỏ. Thiếu kết nối cũng dẫn đến tình trạng thiếu một cơ quan đại diện cho các cơ sở sản xuất, dẫn đến thiếu kênh kết nối với các cơ quan quản lý nhằm có những chính sách phù hợp cho phát triển của ngành.

Thứ tư, cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp cùng sản xuất viên nén mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này và các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác như dăm gỗ và ván ép. Nhiều tín hiệu cho thấy trong tương lai cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ diễn ra khốc liệt hơn.

Thứ năm, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu. Cụ thể, các doanh nghiệp này hầu như không tiếp cận được với các thông tin về động lực thay đổi của thị trường xuất khẩu, các cơ chế, chính sách liên quan tới sản phẩm bao gồm cả những yêu cầu về chất lượng, tính hợp pháp và bền vững. Thiếu tiếp cận với các thông tin về thị trường xuất khẩu không chỉ làm các các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này không chủ động được phương án sản xuất kinh doanh mà còn đối mặt với các rủi ro trong việc không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *